THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU

THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU

Khái niệm

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trường hợp các bên thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng thỏa thuận đó không được công nhận hiệu lực. (Phán quyết trọng tài không được công nhận và cho thi hành tại nước sở tại).

Các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu

Luật Trọng tài Thương mại 2010, Điều 18 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu:

các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu

Ngoài ra, thoả thuận trọng tài bị vô hiệu khi vi phạm về hình thức. Cụ thể theo khoản 2 điều 16 Luật TTTM: “Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản”.

Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.

Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác. Nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn (Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010).

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 43 như trên, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là cuối cùng. Trong khi Tòa án giải quyết đơn khiếu nại, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án được xác định theo quy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện.

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

để đồng hành cùng các nguyên đơn trong thời gian này, chúng tôi sẽ không thu Phí Trọng tài khi nộp đơn khởi kiện mà chỉ thu Phí hành chính, cố định là 10.000.000đ/vụ (tham khảo thêm ở Quy tắc Trọng tài)

Nguyên đơn có thể nộp đơn online vào phần dưới đây


File Hồ Sơ